GIỚI THIỆU

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Từ năm 1996, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị (lúc đó là Phòng Đối ngoại) được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là đầu mối, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan liên quan điều phối các chương trình hoạt động bom mìn nhân đạo quốc tế trong tỉnh. Từ đó đến nay, có nhiều tổ chức phi chính phủ đã và đang hợp tác với tỉnh triển khai các hoạt động bom mìn nhân đạo, bao gồm: Dự án RENEW, Norwegian People’s Aid (NPA); Mine Advisor Group (MAG); Danish Demining Group (DDG); Solidarity International (SODI) ; APOPO; Peace Trees Việt Nam (PTVN); Clear Path International (CPI); Catholic Relief Services (CRS), Hội Chữ thập đỏ tỉnh…

 

Trên thực tế, mỗi tổ chức hoạt động theo quy chuẩn riêng và thiếu sự phối hợp, nhiều khi xảy ra tình trạng chồng chéo nhau trong hoạt động khắc phục bom mìn.

 

Năm 2012, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị và Quỹ viện trợ nhân dân Na Uy hợp tác triển khai dự án Đơn vị Cơ sở Dữ liệu về Hoạt động Khắc phục hậu quả chiến tranh tại Quảng Trị (DBU) được thành lập với chức năng thu thập dữ liệu hoạt động bom mìn và cung cấp thông tin cho các đối tác và đề xuất nhiệm vụ. Có thể nhận thấy rằng DBU là một công cụ hỗ trợ cho việc điều phối.

 

Thành công của DBU sau 2 năm hoạt động đã tạo tiền đề cho Dự án “Thành lập Trung tâm Điều phối Khắc phục hậu quả chiến tranh tỉnh Quảng Trị” (LWCC). Về mặt hoạt động, DBU được lồng ghép vào LWCC và trở thành một bộ phận kỹ thuật trực thuộc LWCC. Sau 3 năm hoạt động, LWCC đã hoàn thiện cơ chế điều phối giữa các tổ chức và đối tác trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, góp phần tăng cường hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

 

Năm 2018, NPA đã hợp tác với Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị để triển khai dự án phát triển năng lực nhằm hỗ trợ nâng cấp LWCC trở thành Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC), nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị và đáp ứng kịp thời nhu cầu của tất cả các bên liên quan trong việc thực hiện Chương trình hành động bom mìn của tỉnh do Ban chỉ đạo hành động bom mìn tỉnh (PMASC) ban hành. Đây là mô hình Trung tâm Hành động bom mìn cấp tỉnh đầu tiên tại Việt Nam.

 

Sự tồn tại và phát triển của QTMAC là một trong những yếu tốt then chốt nhằm thực hiện mục tiêu Tỉnh an toàn vào năm 2025.

GIỚI THIỆU VỀ QTMAC

Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) có nhiệm vụ tham mưu giúp Sở Ngoại vụ - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn trong công tác điều phối, giám sát các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn (KPHQBM) sau chiến tranh tại Quảng Trị có hiệu quả và hướng đến hoàn thành mục tiêu “Tỉnh an toàn”. QTMAC thực hiện chức năng quản lý cơ sở dữ liệu hoạt động bom mìn và là đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động bom mìn, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức, nhà tài trợ, ban ngành, địa phương và các đơn vị liên quan khác khi có nhu cầu nắm bắt thông tin về các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị (QTMAC) gồm: 

- Cán bộ HC & Nhân sự / Phiên dịch

- Cán bộ tài chính

-  Cán bộ Hậu cần & Hỗ trợ Hoạt động

- Lái xe / Trợ lý Hành chính

- Nhân viên Tạp vụ

- Nhân viên Bảo vệ

- Phó Quản lý DBU

- Cán bộ Xử lý dữ liệu

- Cán bộ Thông tin địa lý

- Cán bộ Quản lý Chất lượng dữ liệu và Phân công Nhiệm vụ

- Cán bộ Kiểm tra Chất lượng dữ liệu và Liên lạc*

(*) Cán bộ Biệt phái từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị

- Quản lý Hoạt động*

- Cán bộ Hoạt động

- Cán bộ SEDP, Hỗ trợ nạn nhân và Truyền thông

- 2 x Cán bộ Quản lý chất lượng 

- 3 x Cán bộ Quản lý chất lượng*

(*) Cán bộ Biệt phái từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị

 

- Giám đốc

- Phó Giám đốc

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

Quản lý cơ sở dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên phạm vi tỉnh Quảng Trị theo quy định; thực hiện hiệu quả công tác quản lý hoạt động bom mìn bao gồm lập kế hoạch, quản lý chất lượng, đánh giá ưu tiên và điều phối các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom, mìn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương để triển khai kế hoạch được phê duyệt; quản lý, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch báo cáo Thường trực Ban chỉ đạo.

- Tổ chức các cuộc họp điều phối định kỳ hàng tháng với các đơn vị tổ chức liên quan. Thực hiện chức năng điều phối thông qua các hội thảo kết nối dự án khắc phục hậu quả bom mìn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Phân loại ưu tiên các Khu vực Khẳng định nguy hiểm CHA phù hợp hướng dẫn, quy định ưu tiên của tỉnh, và phân nhiệm vụ rà phá các khu vực ưu tiên cao cho các tổ chức tiến hành rà sạch.

- Tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi báo cáo bom mìn vật nổ, kịp thời phân nhiệm vụ cho các đội xử lý lưu động.

- Quản trị và vận hành Hệ thống thông tin hoạt động bom mìn cấp tỉnh. Xây dựng, bổ sung, cập nhật các quy trình, biểu mẫu thu thập dữ liệu hoạt động bom mìn áp dụng thống nhất trên toàn tỉnh; thu thập, xử lý, cập nhật, lưu trữ và tích hợp các nguồn dữ liệu về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị; đảm bảo tất cả các báo cáo dữ liệu được kiểm tra, phê duyệt, lưu trữ một cách chính xác, bảo mật và an toàn.

- Hướng dẫn, giám sát các tổ chức có hoạt động dự án bom mìn trên địa bàn tỉnh trong việc báo cáo dữ liệu hoạt động bom mìn theo biểu mẫu thống nhất trên IMSMA làm cơ sở đồng bộ hóa dữ liệu phục vụ việc khai thác, sử dụng dữ liệu và báo cáo lên cơ sở dữ liệu quốc gia tại Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC).

- Đảm bảo các điều kiện cho việc báo cáo, lưu trữ thông tin dữ liệu hoạt động bom mìn; hỗ trợ, cung cấp công cụ phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý thông tin cho cán bộ QLTT của các tổ chức để triển khai thu thập, kiểm tra, báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu về KPHQBM sau chiến tranh cho QTMAC kịp thời và chính xác.

Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra giám sát chất lượng, theo kế hoạch hoạt động đã đặt ra theo tháng, quý, năm, gồm:

- Thẩm định, công nhận về năng lực tổ chức, phương án kỹ thuật thi công, tiêu chuẩn, quy trình được lựa chọn áp dụng và điều kiện thi công;

- Giám sát chất lượng;

- Xử lý sai sót;

- Kiểm tra và nghiệm thu;

- Quản lý chất lượng các hoạt động trong điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn vật nổ;

- Huấn luyện bổ sung;

- Đánh giá và cải tiến.

 Tập huấn nâng cao năng lực về quản lý thông tin và quản lý chất lượng cho các tổ chức trong và ngoài tỉnh.

 

BÁO GẶP BOM MÌN